Đặc sản
Kỹ thuật, nghệ thuật, thủ công truyền thống trong sản xuất
Thành phố Nagoya nói riêng và tỉnh Aichi nói chung từ lâu đã thừa hưởng sức ảnh hưởng kinh tế vượt trội hơn các doanh nghiệp lớn ở khu vực khác, tiêu biểu như Tokyo, Osaka, Hiroshima. Đây là nét đặc trưng quốc gia về “sản xuất” truyền thống hàng đầu Nhật Bản từ thời đại phong kiến. Trong khu vực này, người ta hoàn thành sản xuất như hoàn thành những tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm như vải, đồ gốm sứ, vật dụng gia đình và đồ dùng hàng ngày, các tác phẩm nghệ thuật và hàng thủ công truyền thống đa dạng, và kỹ thuật cải tiến cho ra các sản phẩm đó, v.v... cho đến ngày nay vẫn là một phần không thể thiếu cho sự thành công của khu vực này. Các nghề thủ công truyền thống và kỹ thuật của nghề là nguồn gốc cho năng lực sản xuất các sản phẩm vượt trội hiện nay trong khu vực, và được xem là kho báu thời nay. Chúng tôi xin giới thiệu vài địa điểm có thể ngắm nhìn, trải nghiệm và mua các tác phẩm nghệ thuật và hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản tại tỉnh Aichi thuộc Nagoya, gặp gỡ các thợ thủ công đã tham gia vào quá trình sản xuất, hiểu rõ hơn và trải nghiệm các kỹ năng sản xuất sản phẩm truyền thống.
Kỹ thuật nhuộm Arimatsu Narumi Shibori
Thông qua những lữ khách đi qua Tokaido, đặc biệt là võ sĩ được kêu gọi phụng sự trong lâu đài của các tướng quân thời Edo và nhiều thương nhân, khách hành hương đã dừng chân ghé thăm thị trấn Shukuba, mua các loại vải và sản phẩm nhuộm Shibori có chất lượng tốt, bền, nên danh tiếng của nghề nhuộm đã lan rộng khắp cả nước và được nhiều người yêu thích trong nhiều thế kỷ.
Thị trấn Arimatsu được bảo tồn giống như tình trạng gần 400 năm về trước, các ngôi nhà, cửa hàng và nhà kho, v.v... từ thời Edo được xếp san sát nhau ở hai bên Tokaido. Mặc dù hình thức của nghề thủ công đó đã tạo dựng được sự yêu thích mới, nhưng số lượng thợ thủ công thuần thục công việc buộc nút thắt đòi hỏi sự tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, và có thể phục hồi các kỹ thuật nhuộm đặc biệt lại đang giảm dần, do đó các tác phẩm thủ công hiện nay có giá rất đắt đỏ.
Buổi hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật nhuộm Shibori truyền thống bởi các thợ thủ công và bày bán các hàng thủ công đáng quý cho đến bây giờ vẫn còn đang diễn ra tại Arimatsu và Narumi có bề dày lịch sử. Các sản phẩm truyền thống như yukata, tức là kimono mùa hè, những chiếc túi nhỏ và các tấm vải, v.v... được bày bán cùng với các mặt hàng thời trang hiện đại, sang trọng chế tác bằng kỹ thuật cổ xưa. Lễ hội Arimatsu Shibori được tổ chức vào tháng 6 hàng năm tại Arimatsu, nơi vốn là khu vực bảo tồn, tại đây bạn có thể phát hiện ra rất nhiều sản phẩm giá rẻ hiếm trong bầu không khí của lễ hội này.
Tác phẩm ra đời từ kỹ thuật nhuộm Arimatsu Narumi Shibori được bày bán tại khắp các trung tâm thương mại cao cấp, nhưng nếu nói đến chủng loại và giá cả của mặt hàng thủ công có chất lượng rất cao này thì chắc chắn chỉ có thể là tại Arimatsu. Đừng quên ghé thăm nơi đây để tìm cho mình những sản phẩm, phong cảnh cũng như lịch sử và văn hóa của thị trấn truyền thống này nhé.
Kỹ thuật shippo yaki (Pháp lam – Cloisonne) nổi tiếng trên thế giới
Kỹ thuật này là việc uốn cong cẩn thận các dây kim loại mỏng và nhỏ như đồng, bạc, vàng, v.v... để tạo viền cho từng họa tiết thiết kế, sau đó dùng keo hoặc hàn để dán lên cốt kim loại. Kế tiếp, nghiền nát thủy tinh có màu thành dạng bột nhão rồi lấp vào khoảng trống giữa các dây, sau đó đặt vào trong lò nung và nung ở nhiệt độ cao để cho ra tác phẩm với bề mặt bóng láng. Mỗi tác phẩm được nung từ 4 đến 8 lần để có độ bóng tinh xảo, sâu và phong phú, sau đó lấy ra đánh bóng cẩn thận để hoàn thiện sản phẩm với bề mặt kính trơn bóng – đặc trưng cho các tác phẩm shippo yaki truyền thống của Nhật Bản.
Các tác phẩm shippo yaki chế tác tại vùng Nagoya nhanh chóng trở thành vật phẩm quý giá được những người giàu có trên khắp thế giới xem trọng, được trưng bày tại “Bảo tàng Victoria & Albert” nổi tiếng ở London là bảo tàng trang trí, nghệ thuật và thiết kế ứng dụng lớn nhất thế giới, và “Bảo tàng Baltimore Walters Art Museum” ở Mỹ, v.v...
“Cửa hàng Ando Cloisonne” là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất shippo yaki truyền thống còn sót lại cho đến nay vẫn còn hoạt động, và được công nhận là bậc thầy của nền nghệ thuật shippo yaki suốt một thời gian dài. Các tác phẩm vượt trội về kỹ thuật do cửa hàng Ando Cloisonne chế tác đã được trưng bày tại hội chợ triển lãm thế giới ở Chicago vào năm 1893, hội chợ triển lãm thế giới ở Paris vào năm 1900 và hội chợ triển lãm thế giới ở Glasgow vào năm 1901. Cửa hàng Ando Cloisonne đã được chỉ đích danh làm nhà cung cấp riêng cho hoàng gia, các tác phẩm của cửa hàng này được sử dụng để làm quà biếu tặng cho các quốc gia chính thức. Các tác phẩm do cửa hàng Ando Cloisonne chế tác vẫn rất được ưa chuộng trong giới sưu tầm cho đến ngày nay.
Trụ sở chính của cửa hàng Ando Cloisonne nằm ở khu vực Sakae trong trung tâm thành phố Nagoya, tại đây có đặt cửa hàng kinh doanh và viện bảo tàng, bày bán nhiều sản phẩm để cho bất cứ ai cũng có thể ghé thăm thưởng thức triển lãm về shippo yaki và lựa chọn cho mình món đồ cổ hay sản phẩm hiện đại cao cấp tốt nhất.
Quạt xếp Nagoya Sensu
Khi ra ngoài, các võ sĩ luôn đeo 2 thanh kiếm ở thắt lưng bên trái, kẹp mảnh giấy kaishi vào ngực áo kimono, và mang theo một chiếc “Quạt xếp” kiểu quạt giấy có thể gấp lại đặt chung với thanh kiếm ở thắt lưng. Quạt xếp là vật dụng thiết yếu được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Quạt có thể được sử dụng để làm mát vào những ngày oi bức, được sử dụng như cây chỉ, vẽ ranh giới giữa chủ và khách, sử dụng như cuốn sổ tay, sử dụng để ẩn giấu khỏi đôi mắt tò mò của người khác, hoặc sử dụng để làm vũ khí và vật dụng bảo vệ.
Quạt xếp được sản xuất ở khắp mọi nơi trên toàn Nhật Bản, đặc biệt là ở Kyoto, nhưng quạt giấy truyền thống được sản xuất tại Nagoya có phần dày hơn, nặng hơn và mạnh hơn, mang lại cảm giác ra dáng một võ sĩ “nam tính” hơn chiếc quạt giấy nhẹ ở Kyoto. Do đó mà quạt xếp đã trở thành nhu cầu thiết yếu trên toàn Nhật Bản ở chế độ phong kiến từ đầu những năm 1700.
Công ty Suehirodo ở Nagoya là một trong những nhà sản xuất quạt xếp thủ công lâu đời nhất vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Suehirodo đến nay vẫn đang sản xuất ra nhiều loại quạt xếp cao cấp khác nhau, không ngừng được sử dụng để làm quà tặng lưu niệm trong lễ cưới, sinh con và các sự kiện.
Quạt xếp Nagoya có chức năng giữ thăng bằng rất được ưa chuộng đối với những người làm nghệ thuật và đoàn múa truyền thống. Bạn có thể để ý thấy những chiếc quạt xếp này đang được trưng bày và bày bán tại phòng triển lãm của hội thảo Suehirodo, phố mua sắm Osu Kannon của Nagoya và trung tâm thương mại chuyên bán một số mặt hàng chất lượng nhất định. Suehirodo cũng đang tổ chức buổi hội thảo chia sẻ về “Kinh nghiệm làm quạt xếp chính gốc”. Khóa học được tổ chức hàng ngày, trừ chủ nhật và ngày lễ. Người có nhu cầu có thể trải nghiệm khóa học từ 1 ~ 2 tiếng chỉ với giá 800 yên. Bạn sẽ cần phải đặt hẹn trước.
Đèn lồng Nagoya làm bằng giấy
Một lý do khác nữa là lãnh chúa Tokugawa Muneharu. Với tính cách liều lĩnh và là chủ nhân của lâu đài Nagoya đời thứ 7, ông đã ra lệnh cho treo các đèn lồng dọc theo con đường lớn trong phố để làm cho các con phố sáng sủa hơn, kéo dài thời gian mua sắm và thời gian hoạt động của các cửa hàng ăn uống, mang lại cảm giác an toàn cho các cô gái và trẻ em khi ra đường vào ban đêm.
Từ đó đèn lồng Nagoya đã trở thành vật không thể thiếu trên khắp Nhật Bản, và được xuất khẩu ra nước ngoài từ cuối những năm 1800. Những chiếc đèn lồng giấy có thể xếp lại này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng tại Nhật Bản. Đền thờ và chùa chiền là nơi sử dụng đèn lồng nhiều nhất, nhưng bên cạnh đó nó cũng được sử dụng để làm bảng hiệu cho các cửa hàng ăn uống và quán nhậu, và làm chụp đèn cho thiết bị chiếu sáng trong các lễ hội, lễ tang.
“Cửa hàng Wazamon Chaya” là một trong các cửa hàng cho đến nay vẫn đang làm đèn lồng truyền thống nằm ở Phố mua sắm Endoji Shotengai của Nagoya, tại đây bạn có thể trải nghiệm việc tự tay làm ra chiếc đèn lồng. Khóa học đơn giản trong 5 phút chỉ tốn 500 yên và không cần đặt hẹn trước. Nếu muốn học nhiều hơn, bạn có thể tham gia khóa học 2 tiếng độc đáo chỉ có bạn và thợ thủ công truyền thống với giá 3.500 yên, khóa học này cần đặt hẹn ít nhất 2 ngày qua điện thoại.
Kỹ thuật nhuộm vải Nagoya Yuzen
Tokugawa Muneharu, lãnh chúa đời thứ 7 của Nagoya thì yêu thích sự tinh tế và lộng lẫy. Chính vì cách làm xa xỉ này mà về sau đã dẫn đến xung đột giữa ông và Mạc phủ, nơi vốn yêu thích những điều giản dị và bị kiểm soát. Vào thời kỳ còn là lãnh chúa (năm 1730 ~ năm 1739), Muneharu đã mời các thợ thủ công ưu tú ở nhiều lĩnh vực vào lãnh thổ để khuyến khích phát triển nền nghệ thuật truyền thống và thủ công truyền thống tại đây.
Nagoya Yuzen có hơn 300 năm lịch sử, vào năm 1983 nó đã được chỉ định là hàng thủ công truyền thống của quốc gia. Bạn cần phải đặt chỗ trước và cần một người hướng dẫn biết nói tiếng Nhật, bạn có thể tham gia vào hội thảo của Horibe Mitsuhisa vốn là thợ thủ công thuần thục về kỹ thuật Yuzen, quan sát công việc của thợ thủ công và học hỏi kinh nghiệm từ họ, trải nghiệm việc tự tay làm quà lưu niệm bằng kỹ thuật Yuzen chính gốc ngay tại “Horibe” xưởng Yuzen nổi tiếng ở Nagoya.
Tài sản văn hóa của Nagoya và Aichi
Tìm kiếm
- Từ KHóA
Xếp hạng
-
- Ba nhân vật thống nhất thiên hạ, anh hùng Nagoya – Nobunaga, Hideyoshi và Ieyasu
-
- Sê-ri phim “Imawa no Kuni no Alice (Alice của quốc gia suy tàn)” trên Netflix mùa 2 Thực hiện một cuộc rượt đuổi ô tô khốc liệt ở khu đô thị trung tâm của Nagoya!
-
- Nagoya xinh đẹp trong từng bức ảnh
-
- Địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở tỉnh Aichi và Nagoya
-
- Hãy cùng tham quan Nagoya dễ dàng bằng xe buýt tuyến tham quan Nagoya “Meguru”♪